Dự án:" “Chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cỏ năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi gia súc tại Lâm Đồng”

KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Dự án: Chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cỏ năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi gia súc tại Lâm Đồng

Năm 2015, được sự chấp thuận của Sở NN&PTNT  Lâm Đồng, Chúng tôi  tiến hành triển khai 4 mô hình trồng cỏ thâm canh năng suất, chất lượng cao với mỗi mô hình 1000 m2 (TD58 500 m2; VA06 500 m2) và 04 mô hình ủ chua thức ăn trên địa bàn 2 huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Đức Trọng 2 mô hình và Đơn Dương 2 mô hình.

                 Hình 1: Giống cỏ TD58 (Panicum maximum TD58)

 

Từ khi triển khai mô hình trồng cỏ đến nay, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng và thu được các kết quả như sau:

1. Kết quả năng suất, chất lượng cỏ xanh qua các lứa cắt

1.1. Kết quả năng suất

Bảng 1. Năng suất cỏ trung bình trên các mô hình

Tt

Địa điểm

Tên giống

Diện tích (m2)

Lứa cắt

NS trung bình

 

Lứa 1 (tấn)

Lứa 2 (tấn)

Lứa 3 (tấn)

Lứa 4 (tấn)

VA06

TD58 (tấn/

 

(tấn/

500m2)

 

500m2)

 

 

Huyện Đức Trọng

 

1

Lê Văn En - TT Liên Nghĩa

VA06

500

3,3

4,5

 

 

3,9

 

 

TD58

500

2,3

2,7

2,1

 

 

2,37

 

2

Lê Văn Đức - Hiệp Thạnh

VA06

500

3,6

3,8

 

 

3,7

 

 

TD58

500

2

2,1

2,5

 

 

2,2

 

Trung bình

 

 

 

 

3,8

2,28

 
 

Huyện Đơn Dương

 

1

Nguyễn Hữu Tiến - Đạ Ròn

VA06

500

3,7

4,7

 

 

4,2

 

 

TD58

500

2,4

2,7

2,5

 

 

2,53

 

2

Nguyễn Hoàng Nhật - Tu Tra

VA06

500

3,1

3,3

 

 

3,2

 

 

TD58

500

1,8

2,3

2,1

 

 

2,07

 

Trung bình

 

 

 

 

3,7

2,30

 

 

Nhận xét: Kết quả thu được về năng suất chất xanh của 2 giống cỏ VA06 và TD58 đã cho thấy, năng suất chất xanh của 2 giống cỏ đạt khá cao trên cả 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng, trung bình từ 3,7 – 3,8 tấn/500 m2 đối với VA06 (tương đương 74 tấn – 76 tấn/ha/lứa cắt)  và 2,28 -  2,3 tấn/500 m2 đối với giống cỏ TD58 (tương đương khoảng 46 tấn – tấn/ha/lứa cắt). Trong đó, Mô hình gia đình anh Nguyễn Hữu Tiến – Đạ Ròn cho năng suấtVA06 và TD58 cao nhất, lần lượt là 4,2 tấn/500 m2/lứa và 2,5 tấn/500 m2/lứa. Như vậy, cả hai giống cỏ triển khai mô hình đã đem lại năng suất vượt trội so với các khu vực khác, kể cả những khu vực sản xuất có kinh nghiệm, lâu năm như Bình Bương, Củ Chi...Năng suất cỏ ở đó cũng không đạt bằng năng suất cỏ thực tế triển khai tại 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Điều đó cho thấy, ngoài ý thức thực hiện mô hình của các hộ tham gia, sự bám sát theo dõi của các cán bộ kỹ thuật thì điều kiện đất đai, khí hậu tại đây chứng tỏ khá phù hợp cho sự phát triển trên 2 giống cỏ này và được chứng minh bởi năng suất giữa các mô hình trên địa bàn hai huyện không có sự chênh lệch đáng kể và đạt năng suất tương đương tiềm năng năng suất của giống.

1.2. Kết quả chất lượng cỏ VA06 (45 ngày tuổi) và TD58 (35 ngày tuổi)

Bảng 2: Kết quả chất lượng trung bình trên các mô hình

Tt

 

Địa điểm

 

Diện tích (m2)

 

VCK (%)

Protein (%)

VA06

TD58

VA06

TD58

Huyện Đức Trọng

1

Lê Văn En - TT Liên Nghĩa

500

16,5

 

11

 

500

 

21,6

 

13

2

Lê Văn Đức - Hiệp Thạnh

500

17,3

 

10,5

 

500

 

18,6

 

12,4

Trung bình

16,9

20,1

10,8

12,7

Huyện Đơn Dương

 

1

Nguyễn Hữu Tiến - Đạ Ròn

500

16,8

 

13,2

 

500

 

18,9

 

14,1

2

Nguyễn Hoàng Nhật - Tu Tra

500

15,3

 

10,8

 

500

 

20,5

 

13,5

Trung bình

16,1

19,7

12,0

13,8

 

Giống cỏ VA06 và TD58 khi phân tích giá trị dinh dưỡng đã cho kết quả rất đáng khích lệ, cụ thể được thể hiện trong bảng 2.

- Giống cỏ VA06: Vật chất khô trung bình đạt 16,1 % - 16,9 %; Protein dao động từ 10,8% – 12,0% (trong khi đó giống cỏ voi thông thường chỉ đạt 5 – 8% protein tại cùng thời điểm). Giống cỏ VA06 không những đem lại năng suất cao, giá trị dinh dưỡng vượt trội so với giống cỏ voi cũ trước đây mà còn giúp gia súc ăn ngon miệng, tỷ lệ ăn vào cao bởi thân lá mềm, có vị ngọt.

- Giống cỏ TD58: Vật chất khô từ 19,7% – 20,1 % và protein trong khoảng 12,7 % - 13,8%. Trong khi đó thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nhóm thức ăn thô xanh tại thời điểm thu cắt ở hầu hết các khu vực trong cả nước có giá trị trung bình như sau: vật chất khô (DM): 18,75%; protein (CP): 11,8% (Đinh Văn Cải, 2002). Như vậy, giống cỏ TD58 trồng tại 2 huyện Dak Pơ và Kbang đã cho chất lượng cao hơn mức trung bình của hầu hết các giống cỏ hòa thảo khác.

2.Đánh giá hiệu quả của mô hình chuyển giao

2.1. Đánh giá năng suất, chất lượng các lứa cắt

Tính từ khi triển khai 4 mô hình trồng cỏ tại hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương, đến nay các mô hình đã thu hoạch được 4 lứa cỏ xanh trên giống TD58 và 3 lứa cỏ xanh trên giốn VA06. Năng suất và chất lượng dinh dưỡng cụ thể như sau:

2.2. Hiệu quả kinh tế

Hiện trạng đồng cỏ trước khi triển khai dự án: Thực tế điều tra trên địa bàn 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương đã cho thấy diện tích trồng cỏ chưa tương xứng với số lượng gia súc hiện có trên địa bàn 2 huyện. Huyện Đơn Dương đạt 0,05 ha/con bò sữa và huyện Đức trọng đạt tỷ lệ thấp hơn với 0,03 ha/con. Về qui mô trồng cỏ (diện tích cỏ trồng/hộ trồng cỏ) còn thấp, thấp nhất với diện tích trung bình khoảng 0,23 ha cỏ/hộ ở xã  Đạ Ròn – Đơn Dương và cao nhất khoảng 0,99 ha/hộ ở xã Thành Mỹ - Đơn Dương. Như vậy, với số lượng cỏ thu được như trên chỉ đáp ứng cho một con bò trong khoảng 9 - 38 ngày, nhu cầu thức ăn thô xanh còn lại phải sử dụng cỏ tự nhiên và các loại phụ phẩm khác.

Đồng cỏ tự nhiên: Cỏ tự nhiên ngày càng khan hiếm, chất lượng ngày càng giảm bởi diện tích đồng cỏ ngày một thu hẹp, thay thế bằng khu công nghiêp, dân cư,...Mặt khác đồng cỏ tự nhiên không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, năng suất, chất lượng các giống cỏ không được kiểm định, đánh giá. Do đó, chăn nuôi theo phương thức truyền thống như trước đây thì tình trạng thiếu cỏ sẽ diễn ra thường xuyên hơn đặc biệt là vào những tháng mùa khô.

Ức tính chi phí cắt cỏ trong tự nhiên dao động từ  1500 - 2000 đ/kg (xăng xe và ngày công lao động).

            Theo tính toán của chúng tôi chi phí trồng mới 1ha cỏ hết 25 triệu đồng, khai thác trong 5-6 năm, năng suất trung bình 250 tấn/ha/năm. Chi phí trồng mới tính cho 1 kg cỏ là 16 đ. Chi phí chăm sóc, thu hoạch khi không tưới là 77đồng/kg. Như vậy giá thành 1kg cỏ trồng mùa mưa không tưới là 93 đồng/kg. Giá thành cỏ trồng có tưới mùa khô là 177 đồng/kg. Như vậy, trung bình để sản xuất ra 1kg cỏ xanh chi phí mất 133 đồng. Nếu kết hợp nuôi gia súc và trồng cỏ, tận dụng phân gia súc để bón cho đồng cỏ sẽ giảm chi phí sản xuất cỏ đáng kể. Như vậy nếu trồng cỏ thâm canh chi phí sẽ giảm hơn 10 lần so với cắt cỏ tự nhiên.

Mặt khác, khi trồng cỏ năng suất, chất lượng cao thì mỗi năm góp phần đưa diện tích trồng cỏ theo định hướng đề ra, bên cạnh đó lượng thức ăn được sản xuất từ giống cỏ chất lượng cao hàng năm sẽ góp phần làm tăng năng suất cho đàn gia súc.

1.3. Hiệu quả môi trường và xã hội

1.3.1. Hiệu quả môi trường

Trồng cỏ nuôi bò giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm đáng kể lượng nước thải ô nhiễm ra ngoài môi trường. Ngoài ra, khi trồng cỏ trên đất dốc, gần sông suối sẽ giúp chống sói mòn, xạc lỡ đất, rữa trôi dinh dưỡng theo nguồn nước, đặc biệt trong những tháng mùa mưa.

1.3.2. Hiệu quả xã hội

Trồng cỏ, thu hoạch hạt giống góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, thay đổi tập quán sản xuất tận dụng, quảng canh của người dân. Tận dụng đất canh tác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chất lượng gia súc, hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và là tiền đề để phát triển công nghiệp ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

  1. Kết quả các lớp huấn luyện chuyển giao khoa học

    Thông qua thời gian thực hiện mô hình, chương trình đã mở được 9 lớp huấn luyện đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch và dự trữ thức ăn cho gia súc. Trong đó, có 7 lớp tập huấn cho nông dân (chia làm 2 đợt) và 2 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật (TOT) ở các xã trên địa bàn hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Kết quả có 203 nông dân và 60 cán bộ kỹ thuật tham gia tập huấn và được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Nội dung bài giảng được nông dân cũng như cán bộ kỹ thuật đánh giá cao, hữu ích, sát với thực tế, giải đáp được  những vướng mắc của bà con trong sản xuất.

    3. Kết quả hội thảo đầu bờ

    Trong tháng 6/2012, chúng tôi đã tổ chức được 4 cuộc hội thảo đầu bờ tại Đạ Ròn – Đơn Dương  và thị trấn Liên Nghĩa – Đức trọng nhằm mục đích giúp bà con quan sát, đánh giá thực tế năng suất, chất lượng của các giống mới, từ đó lựa chọn cho gia ình mình. Với sự tham gia của 190 nông dân và cán bộ địa phương. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm nhiệt tình của nông dân cũng như cán bộ địa phương. Tại hội thảo, nông dân đã hiểu rõ hơn về năng suất, giá trị dinh dưỡng mà các giống cỏ mới đem lại. Giải đáp thắc mắc về kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, chọn giống, thu hoạch và bảo quản..... Nhìn chung hội thảo đầu bờ đã mang lại những nhìn nhận mới, hướng đi đúng cho bà con nông dân.