Dự án sản xuất thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò nông hộ tại tỉnh Gia Lai
IV. KẾt quẢ thỰc hiỆn
4.1. Kết quả điều tra hiện trạng Chăn nuôi và Trồng cỏ tại 2 huyện Đắk Pơ và Kbang, tỉnh Gia Lai
a) Kết quả thu thập số liệu thứ cấp:
Trước khi tiến hành điều tra phỏng vấn trên quy mô từng hộ nông dân chăn nuôi bò và trồng cỏ, nhóm tư vấn đã tiến hành phỏng vấn thu thập các số liệu thứ cấp tại phòng Nông Nghiệp của 2 huyện Đắk Pơ và Kbang.
Thông qua việc phỏng vấn các lãnh đạo và chuyên viên kỹ thuật phòng nông nghiệp của các huyện, đồng thời thu nhận được các văn bản pháp lý có liên quan tới chủ đề sẽ triển khai tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy rằng;
Trong vòng 3 năm gần đây, Tổng đàn gia súc ăn cỏ (trâu, bò) và diện tích đất trồng cỏ đều có những diễn biến không thuận lợi theo định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và các huyện. Số liệu thống kê từ các huyện được thu thập thể hiện tại bảng 1:
Bảng 1: Diễn biến đàn trâu, bò và diện tích trồng cỏ qua các năm
|
Kbang |
Đắk Pơ |
||||||
|
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Trâu |
5099 |
5105 |
5017 |
4780 |
464 |
472 |
549 |
514 |
Bò |
19883 |
17540 |
17102 |
14856 |
17260 |
17742 |
16282 |
14857 |
Cỏ |
281 |
413 |
465 |
319 |
189 |
105 |
119 |
170 |
(Nguồn: Số liệu thống kê từ phòng nông nghiệp Đắk Pơ và Kbang cung cấp 4/2015)
Theo đánh giá của lãnh đạo và các chuyên gia nông nghiệp huyện: tuy các địa phương đã triển khai đồng loạt các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành chăn nuôi gia súc lớn: Dự án bò thịt chất lương cao, Định hướng và qui hoạch phát triển chăn nuôi bò v.v… nhưng nhìn chung số lượng đầu gia súc không tăng thậm chí có su hướng giảm, kéo theo là diện tích trồng cỏ cũng suy giảm. Lý giải về nguyên nhân này nhìn chung các chuyên gia đều đánh giá lợi nhuận từ chăn nuôi trâu, bò trong những năm qua là tương đối thấp, diện tích bãi chăn tự nhiên bị thu hẹp do áp lực cạnh tranh từ việc phát triển các cây công nghiệp dài và ngắn ngày cùng với các cây hoa màu có lợi nhuận cao khác, cuối cùng là có xu hướng giảm đầu con gia súc có chất lượng thấp để thay bằng những con giống có chất lượng cao.
Nhìn chung các kết quả trong thu thập số liệu thứ cấp cho chúng tôi cái nhìn tổng thể đối với tình hình phát triển chăn nuôi trâu bò và đồng cỏ của địa phương xác định được vấn đề mà các ngành chức năng và bà con nông dân chăn nuôi đang phải đối mặt.
b) Kết quả điều tra số liệu sơ cấp.
Cùng với việc thu thập số liệu thứ cấp, nhóm tư vấn thực hiện chủ đề cũng tiến hành thu thập được các số liệu sơ cấp từ 100 hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn 2 huyện của tỉnh Gia Lai. Thông qua việc điều tra – phỏng vấn ngẫu nhiên 100 hộ nông dân, được trực tiếp quan sát các gia súc chăn nuôi và diện tích đất canh tác, chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh.
Một số kết quả của việc điều tra khảo sát được trình bày chi tiết trong các nội dung thảo luận dưới đây:
Từ việc phỏng vấn trực tiếp nông dân tại nông hộ, chúng tôi nhận thấy rằng: hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi đều có kinh nghiệm trong chăn nuôi trâu, bò từ rất lâu, với 16,76 năm kinh nghiệm đối với huyện Kbang và 17,71 năm kinh nghiệm đối với huyện Đăk Pơ. Qui mô đàn bò tại các hộ điều tra trên 2 huyện đều mang tính chất nhỏ lẽ, chăn nuôi kết hợp, với qui mô từ 3,86 – 5,74 con/hộ. Trong đó số hộ chăn nuôi 3- 5 con chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 46 - 68%; kế tiếp là số hộ chăn nuôi từ 6-10 con chiếm 10 - 44 %, nông hộ nuôi từ 11- 15 con chiếm tỷ lệ thấp (2 -6%).
Tuy nhiên về lĩnh vực trồng cỏ thì đa số các hộ mới được biết đến chỉ từ 5 – 7 năm trở lại đây, diện tích trồng cỏ nhiều hay ít thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của người dân trong việc trồng cỏ, tầm quan trọng của nó đối với chăn nuôi gia súc nói chung và bò thịt nói riêng. Thực tế điều tra đã cho thấy diện tích trồng cỏ chưa tương xứng với số lượng gia súc hiện có trên địa bàn 2 huyện, kể cả xã có tỷ lệ ha/bò cao nhất như xã Nghĩa An thì vẫn thiếu cỏ trầm trọng so với nhu cầu. Huyện Kbang đạt 0,024 ha/con bò và huyện Đăk Pơ đạt tỷ lệ thấp hơn với 0,008 ha/con. Cụ thể, Trong các xã điều tra tỷ lệ hộ chăn nuôi đạt ha/con thấp nhất là ở xã Hà Tam – Đăk Pơ với 0,003 ha/con và cao nhất là xã Nghĩa An với 0,027 ha/con. Như vậy để phát triển được số lượng cũng như mở rộng chăn nuôi gia súc sang các nông hộ khác vấn đề phát triển thêm diện tích trồng cỏ là đòi hỏi bức thiết.
Bảng 2. Tình hình trồng cỏ tại các nông hộ điều tra
Chỉ tiêu |
Kbang |
Đăk Pơ |
||
|
Số hộ |
% |
Số hộ |
% |
Số hộ trồng cỏ |
35 |
70 |
29 |
58 |
Có tưới cỏ vào mùa khô |
23 |
65,71 |
20 |
40 |
Số năm kinh nghiệm nuôi bò (năm) |
16,76 (n=50) |
17,71 (n=50) |
||
Số năm kinh nghiệm trồng cỏ (năm) |
5,60 (n=35) |
6,79 (n=29) |
||
Diện tích cỏ trồng/hộ trồng cỏ (ha) |
0,087 (n=35) |
0,042 (n=29) |
||
D. tích (ha) cỏ trồng/bò (hộ điều tra) |
0,024 |
0,0075 |
Trên thực tế các kinh nghiệm bà con nông dân hiện có hầu hết là được tích lũy từ việc canh tác truyền thống và kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa các hộ trong cùng một địa phương. Rất ít thông tin về giống cỏ cũng như kỹ thuật canh tác được phổ biến trong cộng đồng do đó rất ít số hộ nông dân nắm bắt và tiếp cận được các kỹ thuật này, kết quả thống kê từ 100 phiếu điều tra thực trạng trông cỏ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng này.
Thứ nhất là: Thực trạng trong công tác lựa chọn giống của bà con nông dân.
Yếu tố giống luôn được quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với việc canh tác cây cỏ, yếu tố này cũng mang tính chất quyết định tới năng suất và chất lượng của cây trồng. Mặc dù vậy, qua quá trình điều tra thực tế tại 2 huyện cho chúng ta thấy gần như các nông hộ chủ yếu là trồng cỏ voi cũ chiếm trên 85% đến 90% còn lại là khoảng 10% - 15% là giống cỏ VA06 được cung cấp từ nguồn của một số dự án tuy nhiên diện tích lại rất ít, còn lại là sử dụng cỏ tự nhiên.
Bảng 3. Một số giống cỏ đang được sử dụng tại nông hộ
Chỉ tiêu |
Kbang |
Đăk Pơ |
||
|
Số hộ |
% |
Số hộ |
% |
Giống cỏ trồng |
|
|
|
|
Cỏ Sả (Ghinê) |
0 |
0 |
0 |
0 |
Cỏ Voi |
29 |
83 |
26 |
90 |
Cỏ VA06 |
5 |
14 |
3 |
10 |
Cỏ khác |
0 |
0 |
0 |
0 |
Thứ hai là: Tình hình sử dụng phân bón cho cây cỏ.
Phân bón được yêu cầu để duy trì năng suất tối ưu cho cây cỏ, tuy nhiên qua điều tra chúng ta thấy chỉ từ 53% đến 69% số hộ trồng cỏ có sử dụng tới nguồn phân chuồng hoặc là phân hữu cơ khác để bón cho đồng cỏ của mình, tuy nhiên số lượng là bao nhiêu thì không chắc chắn, các loại phân vô cơ thì chỉ có từ 50 – 82% nông dân sử dụng Ure để bón thúc cho cây cỏ còn các loại phân bón khác thì hầu như không sử dụng. Nhìn chung việc sử dụng phân bón cho cây cỏ của các hộ nông dân là không theo cơ sở khoa học nào, mà hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân do đó hiệu quả là không cao. Kết quả phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng cỏ được tổng hợp trong bảng số 3.6.
Bảng 4. Tình hình sử dụng phân bón cho đồng cỏ
Chỉ tiêu |
Kbang |
Đăk Pơ |
||||||
Số hộ |
% |
Số lượng/ha |
Số lần/vụ |
Số hộ |
% |
Số lương/ha |
|
|
Phân hữu cơ |
18 |
51 |
- |
- |
20 |
69 |
|
|
NPK |
0 |
0 |
- |
- |
1 |
3 |
|
|
Urê |
28 |
80 |
- |
- |
25 |
86 |
|
|
Phân khác |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
|
|
Thứ ba là: Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác
Việc áp dụng các biện pháp canh tác trong trồng và chăm sóc cỏ (ví dụ như: tưới nước, trồng dăm, xáo đất làm cỏ dại, thu hoạch…) cũng rất có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cỏ trồng.
Tuy vậy, các biện pháp kỹ thuật canh tác trên gần như các nông hộ không biết chỉ có từ 50% - 70% số hộ có thực hành tưới nước vào mùa khô để duy trì vườn cỏ, tuy nhiên tưới như thế nào đạt hiệu quả thì không chắc chắn. Quy trình và kỹ thuật làm cỏ dại, xới đất thì hầu như không áp dụng nhiều hộ nông dân còn coi đây là công việc thừa không cần thiết, thời điểm thu hoạch , kỹ thuật cắt, thời điểm bón thúc …đều là những kỹ thuật chưa được huấn luyện. Qua quá trình khảo sát nhóm tư vấn thấy rằng kỹ thuật canh tác gần như vẫn còn là điều hết sức mới mẻ do vậy để phát triển nghề trồng cỏ thì việc trang bị các kiến thức này là hoàn toàn cần thiết
Thứ tư là: Một số khó khăn trong sản xuất cỏ
- Đối với sản xuất cỏ: Khó khăn lớn nhất vẫn là giống và biện pháp canh tác, về biện pháp canh tác có tới từ 78,4% - 96,4% số hộ được phỏng vấn trả lời là chưa biết phải làm theo kinh nghiệm nên năng suất không cao, về giống cỏ có từ 75,7 – 82,1% số hộ được phỏng vấn trả lời không biết lựa chọng giống cỏ nào và mua giống cỏ ở đâu do đó việc phát triển trồng cỏ cũng bị hạn chế rất nhiều. Tiếp theo là các khó khăn về bảo quản chế biến (29,7 – 46,4%) và cuối cùng là quĩ đất không còn (7,1 – 48,6 %) do áp lực cạnh tranh của các cây trồng khác.
Như vậy, khó khăn lớn nhất của các hộ chăn nuôi vẫn là vấn đề thức ăn và các biện pháp canh tác là chính.
Bảng 5. Những khó khăn trong chăn nuôi và sản xuất cỏ xanh
Chỉ tiêu |
Kbang |
Đăk Pơ |
||
|
Số hộ |
% |
Số hộ |
% |
1. Khó khăn trong chăn nuôi (50 hộ KBang và 49 hộ Đăk Pơ) |
||||
Giống cỏ |
28 |
75,7 |
23 |
82,1 |
Kỹ thuật canh tác |
29 |
78,4 |
27 |
96,4 |
Bảo quản chế biến |
11 |
29,7 |
13 |
46,4 |
Khác (đất,…) |
18 |
48,6 |
2 |
7,1 |
4.2. Kết quả đánh giá hiệu quả của các mô hình trình diễn các giống cỏ năng suất, chất lượng cao
Từ những kết luận về những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó khăn cho việc phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ tại địa phương, chúng tôi đã lựa chọn một số giống cỏ đã được thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương và tiến hành xây dựng một quy trình giả định cho việc áp dụng kỹ thuật để trồng trình diễn các giống cỏ năng suất, chất lương cao này tại các mô hình trình diễn. Quy trình này được Ban QLDA Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai thống nhất và được áp dụng thực hiện trên 8 mô hình của 8 hộ nông dân thuộc 2 huyện trong vùng dự án.
4.2.1. Diện tích và danh sách hộ tham gia
- Tổng diện tích 1,6 ha cho 8 mô hình mỗi mô hình là 2000 m2 trong đó 1000 m2 trồng cỏ VA06 và 1000 m2 trồng cỏ Hamill . (Danh sách các hộ tham gia mô hình xem trong phụ lục- 1
4.2.2. Tình hình gieo sạ, sinh trưởng, phát triển của cỏ tại các mô hình
* Lượng giống gieo và phân bón sử dụng của các mô hình
Lượng giống và phân bón được trình bày tại bảng 2, qua bảng 2 chúng ta thấy
Bảng 6. Lượng giống gieo và phân bón sử dụng của các mô hình
Vật tư (kg) |
Hom |
Hạt |
Ure |
Lân |
Kali |
VA06(1000m2) |
700 |
- |
40 |
30 |
20 |
Hamill(1000m2) |
- |
0,7 |
40 |
25 |
15 |
Sau khi gieo trồng với qui trình tưới nước 2 ngày/lần (đảm bảo đủ nước độ ẩm sâu từ 5 – 7cm) khoảng 15 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm của cả hai giống cỏ có kết quả như sau:
*Tỷ lệ nẩy mầm của các giống cỏ tại các điểm mô hình
Bảng 7. Tỷ lệ nầy mầm của các giống cỏ tại mô hình
|
Ha Tam. 1 |
Ha Tam. 2 |
Tân An |
Cư An |
Nghĩa An. 1 |
Nghĩa An. 2 |
Xã Đông |
Thị Trấn |
Trung bình |
VA06(%) |
82 |
81 |
89 |
85 |
88 |
81 |
79 |
74 |
82,38 |
Hamill(%) |
80 |
79 |
82 |
85 |
80 |
87 |
83 |
76 |
81,50 |
Qua bảng 7 chúng ta thấy tỷ lệ nẩy mầm của các giống cỏ là khá tốt ở cỏ VA06 tỷ lệ nẩy mầm đạt trung bình là 82,38%, tỷ lệ này ở mùa khô là khá cao. Với giống Hamill tỷ lệ nẩy mầm cũng khá cao đạt bình quân là 81,50%, hộ thấp nhất cũng đạt yêu cầu 76%.
* Năng suất cỏ thu được qua các lứa cắt
Nhận xét: Kết quả thu được về năng suất chất xanh của 2 giống cỏ VA06 và Hamill đã cho thấy, năng suất chất xanh của 2 giống cỏ đạt khá cao, trung bình 7,79 tấn/1000 m2 đối với VA06 (tương đương 77,9 tấn/ha/lứa cắt nếu tính trên ha/năm cỏ VA06 đạt năng suất 434,88 tấn) và 4,32 tấn/1000 m2 đối với giống cỏ Hamill (tương đương 43,2 tấn/ha/lứa cắt và nếu tính ha/năm cỏ Hamill đạt năng suất 372,8 tấn). Trong đó, mô hình tại gia đình anh Trần Trung trực – Nghĩa An cho năng suất cao nhất trên cây cỏ VA06 (9,15 tấn/1000 m2). Mô hình gia đình anh Đặng Văn Diễn – Hà Tam lại cho năng suất cao nhất trên cây cỏ Hamill (4,67 tấn/1000 m2). Như vậy, cả hai giống cỏ triển khai mô hình đã đem lại năng suất vượt trội so với các khu vực khác, kể cả những khu vực sản xuất có kinh nghiệm, lâu năm như Bình Bương, Củ Chi...Năng suất cỏ ở đó cũng không đạt bằng năng suất cỏ thực tế triển khai tại 2 huyện Đak Pơ và Kbang, tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy, ngoài ý thức thực hiện mô hình của các hộ tham gia, sự bám sát theo dõi của các cán bộ kỹ thuật thì điều kiện đất đai, khí hậu tại đây chứng tỏ khá phù hợp cho sự phát triển trên 2 giống cỏ này và được chứng minh bởi năng suất giữa các mô hình trên địa bàn không có sự chênh lệch đáng kể.
Bảng 8. Năng suất cỏ tại các mô hình
Tt |
Địa điểm |
Tên giống |
Diện tích (m2) |
NS trung bình |
||||
Lứa 1 (tấn) |
Lứa 2 (tấn) |
Lứa 3 (tấn) |
VA06
|
Hamill (tấn) |
||||
|
|
|||||||
|
|
|||||||
1 |
Đặng Văn Diễn - Hà Tam |
VA06 |
1000 |
7,1 |
7,5 |
|
7,30 |
|
Hamill |
1000 |
4,3 |
4,9 |
4,8 |
|
4,67 |
||
2 |
Mai Hùng Ân - Hà Tam |
VA06 |
1000 |
6,5 |
7,7 |
|
7,10 |
|
Hamill |
1000 |
4 |
4,5 |
4,7 |
|
4,40 |
||
3 |
Lê Minh Hoàng - Tân An |
VA06 |
1000 |
6,7 |
8,1 |
|
7,40 |
|
Hamill |
1000 |
4 |
4,3 |
4,6 |
|
4,30 |
||
4 |
Võ Bình - Cư An |
VA06 |
1000 |
7,2 |
8,6 |
|
7,90 |
|
Hamill |
1000 |
3,8 |
3,7 |
4,7 |
|
4,07 |
||
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Đặng Thị Tý - Xã Đông |
VA06 |
1000 |
7,9 |
8,8 |
|
8,35 |
|
Hamill |
1000 |
4,2 |
4,5 |
4,6 |
|
4,43 |
||
2 |
Trần Trung Trực - Nghĩa An |
VA06 |
1000 |
8,6 |
9,7 |
|
9,15 |
|
Hamill |
1000 |
4,3 |
4,6 |
4,6 |
|
4,50 |
||
3 |
Bùi Thanh Việt - Nghĩa An |
VA06 |
1000 |
7,6 |
8,9 |
|
8,25 |
|
Hamill |
1000 |
4,5 |
4,3 |
4,5 |
|
4,43 |
||
4 |
Lê Hồng Anh - TT Kbang |
VA06 |
1000 |
6,5 |
7,2 |
|
6,85 |
|
Hamill |
1000 |
3.8 |
3,3 |
4,1 |
|
3,73 |
||
Trung bình |
|
|
|
7,79 |
4,32 |
*Chất lượng cỏ lứa 2 (VA06 = 60 ngày; Hamill = 40 ngày)
Giống cỏ VA06 và Hamill khi phân tích giá trị dinh dưỡng đã cho kết quả rất đáng khích lệ, cụ thể được thể hiện trong bảng 2.
- Giống cỏ VA06: Vật chất khô trung bình đạt 15,95 % - 15,98 %; Protein dao động từ 10.9% – 11,2% (trong khi đó giống cỏ voi thông thường VCK = 12-13%, protein chỉ đạt 5 – 8% tại cùng thời điểm). Giống cỏ VA06 không những đem lại năng suất cao, giá trị dinh dưỡng vượt trội so với giống cỏ voi cũ trước đây mà còn giúp gia súc ăn ngon miệng, tỷ lệ ăn vào cao bởi thân lá mềm, có vị ngọt.
- Giống cỏ Hamill: Vật chất khô từ 19,68% – 20,08 % và protein trong khoảng 11,20 % - 12,7%. Trong khi đó thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nhóm thức ăn thô xanh tại thời điểm thu cắt ở hầu hết các khu vực trong cả nước có giá trị trung bình như sau: vật chất khô (DM): 18,75%; protein (CP): 11,8% (Đinh Văn Cải, 2002). Như vậy, giống cỏ Hamill trồng tại 2 huyện Đăk Pơ và Kbang đã cho chất lượng cao hơn mức trung bình của hầu hết các giống cỏ hòa thảo khác.
Bảng 9: Kết quả chất lượng cỏ tại các mô hình
Tt |
Địa điểm |
Diện tích (m2) |
VCK (%) |
Protein (%) |
||
|
|
|
VA06 |
Hamill |
VA06 |
Hamill |
Huyện Đak Pơ |
||||||
1 |
Đặng Văn Diễn - Hà Tam |
1000 |
16,7 |
|
10,6 |
|
1000 |
|
21,2 |
|
11,8 |
||
2 |
Mai Hùng Ân - Hà Tam |
1000 |
17,5 |
|
11,5 |
|
1000 |
|
19,3 |
|
12,7 |
||
3 |
Lê Minh Hoàng - Tân An |
1000 |
14,2 |
|
10,2 |
|
1000 |
|
17,6 |
|
12,2 |
||
4 |
Võ Bình - Cư An |
1000 |
15,4 |
|
11,3 |
|
1000 |
|
20,6 |
|
11,2 |
||
Trung bình |
15,95 |
19,68 |
10,90 |
11,98 |
||
Huyện Kbang |
|
|||||
1 |
Đặng Thị Tý - Xã Đông |
1000 |
17,3 |
|
10,6 |
|
1000 |
|
18,9 |
|
11,5 |
||
2 |
Trần Trung Trực - Nghĩa An |
1000 |
15,2 |
|
11,7 |
|
1000 |
|
19,6 |
|
12,3 |
||
3 |
Bùi Thanh Việt - Nghĩa An |
1000 |
16,1 |
|
10,9 |
|
1000 |
|
22 |
|
11,4 |
||
4 |
Lê Hồng Anh - TT Kbang |
1000 |
15,3 |
|
11,2 |
|
1000 |
|
19,8 |
|
11,9 |
||
Trung bình |
15,98 |
20,08 |
11,20 |
11,78 |
4.2.3. Mô hình ủ chua bảo quản thức ăn xanh
* Nguyên liệu sử dụng cho ủ chua (cho một mô hình)
Bảng 10. Các nguyên liệu sử dụng cho ủ chua thức ăn xanh
Nguyên liệu |
Cỏ xanh |
Rỉ mật |
Muối |
Bao nilong |
Mô hình |
Số lượng(kg) |
500 |
15 |
2.5 |
1 |
8 |
*Đánh giá cảm quan của cỏ sau khi ủ ở các mô hình
Cỏ sau khi ủ 35 ngày: có màu vàng hơi nâu, mùi nhẹ của đường, có nước đọng dưới đáy bao.
*Đánh giá về khả năng sử dụng của gia súc
Tại 04 nông hộ có ủ thử nghiệm trước: tại 01 nông hộ bò ăn ngay từ ngày đầu tiên, nông hộ thứ 2: sau 3 ngày toàn bộ số gia súc sử dụng thức ăn này bình thường,nhình chung sau hai đến 3 ngày gia súc sử dụng thức ăn ủ chua bình thường. để bảo đảm thức ăn ủ chua sử dụng có hiệu quả chúng ta cũng chỉ nên thay thế tối đa 75% lượng cỏ xanh bằng cỏ ủ trong nhu cầu hàng ngày.
4.2.4. Hiệu quả kinh tế khi trồng cỏ nuôi bò
Bảng 11: Phân tích chi phí và hiệu quả kinh tế cho diện tích 1 ha trồng cỏ phê vối.
Chỉ tiêu đánh giá |
ĐVT |
Đơn giá |
Khối lượng đầu tư |
Chi phí đầu tư (đồng) |
||
VA06 |
Hamill |
VA06 |
Hamill |
|||
Doanh thu (đồng) |
|
|
|
|
|
|
Năng suất |
Kg/ha |
31.000 |
3.300 |
3.833 |
434.880. |
372.820 |
Tổng chi phí (đồng) |
|
|
|
|
63.802.000 |
58.287.000 |
1. Chi phí vật tư |
|
|
|
|
18.500.000 |
10.960.000 |
- Phân hóa học (Đạm) |
Kg/ha |
13.000 |
400 |
400 |
5.200.000 |
5.200.000 |
- Phân hóa học (Lân) |
Kg/ha |
5.000 |
300 |
250 |
1.500.000 |
1.250.000 |
- Phân hóa học (Kali) |
Kg/ha |
14.000 |
200 |
150 |
2.800.000 |
2.100.000 |
-Giống |
Kg/ha |