Hom cỏ VA06

Giá 3,000 đ

Tên thường gọi: VA06 (Voi lai)

Nguồn gốc: Lai tạo năm 2006, không có trong tự nhiên

Năng suất chất xanh: 500-700 tấn/ha/năm

Protein thô: 8-12%

Sử dụng: Thu cắt, ủ chua

Thu hoạch: Lứa đầu sau gieo 70 ngày, lứa tiếp theo 40-45 ngày.

Gieo trồng: trồng bằng thân (hom - 5-6 tấn/ha)

Khả năng: thích hợp với đất thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng, không chịu ngập úng.

Lưu gốc: 5-6 năm

http://hatgiongnhietdoi.com/ky-thuat/

 

 

 

QUI TRÌNH TRỒNG CỎ VA06

 

Hiện nay diện tích trồng cỏ đang được mở rộng để phục vụ chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợi nhuận thu về là đáng kể. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật như sau.

 

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU DINH DƯỠNG

1. Đặc điểm thực vật học:

Là giống cỏ lai giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ được đánh giá là " Vua của các loại cỏ" rất thích nghi với điều kiện Việt Nam.

Giống cỏ lâu năm, Rễ chùm, thân đứng mầu xanh, cao từ 2,5-3,5m có đốt như cây mía, đường kính đoạn thân sát mặt đất có khi đến 3 cm.

Lá rộng có lông, màu lá có thể là xanh đậm hoặc nhạt tùy theo trạng thái dinh dưỡng, lá dài từ 30-120 cm và rộng 1-5 cm, Cụm hoa hình đuôi chuột dài 10-30 cm, rộng 1,5-3,0 cm dày và có màu vàng nâu.

Mầm nhánh mọc lên từ gốc. Năng suất chất xanh 350-500 tấn/1 ha/năm, chịu thâm canh cao. Chất lượng cỏ: VCK 14-17%, Protein thô; 9-11%. Cỏ dùng cho trâu bò ăn tươi hoặc ủ chua dự trữ

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ : Nhiệt độ tốt nhất cho cỏ VA06 phát triển là từ 25-400C, cỏ phát triển rất chậm ở điều kiện nhiệt độ dưới 150C, khi nhiệt độ dưới 100C sự phát triển của cỏ dừng lại. Cỏ có khả năng chịu bóng trung bình, khả năng chịu nóng của cỏ VA06 khá tốt.

- Đất trồng : Cỏ VA06 có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng sẽ phát triển tốt ở đất sâu, thoát nước tốt, có nhiều mùn, tơi xốp và pH trung bình khoảng 6,2. Cỏ không thích hợp với đất nhiễm mặn, đất có nồng độ nhôm và mangan cao.

3. Yêu cầu về dinh dưỡng

- Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết như đạm, lân, kali, canxi, mangan v.v..có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, thiếu hoặc thừa chúng đều gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây trồng.

- Đạm (N): Là nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống, có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển màu vàng. Hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ do đó khả năng sinh trưởng của cây cũng bị chậm lại.

Thừa đạm sẽ làm cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá gây lốp cây.

  • Lân (P): Là yếu tố không kém phần quan trọng so với đạm trong dinh dưỡng cây trồng, Phospho có mặt trong thành phần cấu tạo của nhiều loại tế bào, trong tất cả các mô và các bộ phận của cây. Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây.

Thiếu lân lá cây sẽ nhỏ lại, bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng, lá có màu tối lại so với cây có đủ lân.

Thừa lân làm cho cây trưởng thành quá sớm không kịp tích lũy được các chất dinh dưỡng do đó năng xuất sụt giảm.

  • Kali (K): giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh, kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hành loạt các vitamin có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật.

Thiếu kali làm các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao đổi chất.

Thừa kali cũng không tốt cho cây, dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v.., ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.

- Vôi: Là loại phân thường dùng ở những vùng đất nhiệt đới ẩm vì hầu hết đất bị rửa trôi nhiều, nghèo cation, chua. Vôi còn có tác dụng tốt trong việc hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu, vôi làm cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong đất xẩy ra nhanh hơn, ở đất sét chua, vôi làm cho cấu trúc đất tốt hơn, nhưng ở đất sét nhiều Na vôi làm cho đất kiềm, phá vỡ cấu trúc đất.

- Các Nguyên tố trung lượng: đây là nhóm các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở  mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magie (Mg).

- Nhóm vi lượng: đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít bao gồm các nguyên tố: kẽm  (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypden (Mo), clo (Cl).

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

  1. Giống và tiêu chuẩn giống:

Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi trở lên, khoẻ, không bị sâu bệnh dùng dao sắc cắt thành từng đoạn (không bẻ, hoặc kê lên miếng gỗ chặt để tránh làm dập hom ảnh hưởng đến mầm hoặc rễ gây sâu bệnh), cắt nghiêng, mỗi đoạn 2 đến 3 mắt, mỗi mắt có 1 mầm nách, ngoài ra còn có thể tách chồi để trồng khi cỏ đã 12 năm tuổi.

Số lượng giống cần chuẩn bị là 5000-6000 kg / ha. Lưu ý với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2 – 3 lứa đầu vào trước tháng 7 sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá nhưng phải trừ lại 6 – 8 lá trên cây (những lá bóc nên để lại phần bẹ lá bao mầm nách).

  1. Chuẩn bị đất trồng:

Cỏ VA06 có thể trồng được trên  nhiều loại đất khác nhau, đất trước khi trồng cần cày bừa kỹ, làm  sạch cỏ dại, cày 3 chảo sâu 20 – 25 cm, cày 7 chảo, bừa và làm tơi đất cuối cùng là rạch hàng. Trồng trên đất bằng nên trồng theo luống để tiện chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc phải trồng theo đường đồng mức hoặc bổ hốc, trước khi trồng đất phải được tưới đảm bảo đủ độ ẩm.

  1. Chuẩn bị phân bón (canh tác thông thường)

Tính cho 1 ha /năm : Phần chuồng hoai mục: 30-40 tấn, Super lân: 300 kg (60 kg P2O5), Sulfat kali: 200 kg (120 kg K2O), urê: 400 kg (184 kg N), vôi: 300 – 500kg

 Bón lót : toàn bộ lượng phân chuồng và vôi được rải đều ra đất trước khi cày. Phân lân, kali được rải đều ra đất trước khi bừa lần cuối.

Bón thúc : Sau khi trồng 20-30 ngày khi mầm cao 20-25cm nên bón thúc lần một,  phân được rải theo hàng, liều lượng 23-46kg N /ha (50 – 100 kg urê). Lần hai được bón cách lần 1 từ 1-1,5 tháng kết hợp khi xới xáo làm cỏ dại lần hai. Các lần tiếp theo, urê được bón sau mỗi lứa cắt từ 7 -10 ngày với liều lượng như lần một. (liều 23-46kg N/ha/lần, tương đương 50 – 100 kg urê/ ha).

 

 

 

  1. Kỹ thuật trồng

 Rạch hàng cách nhau 50-60cm, rãnh sâu 10 - 15cm. Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh nghiêng 450 hoặc đặt nằm ngang dưới rãnh, các hom nên đặt gối đầu nhau, sau đó phủ trên hom một lớp đất mịn khoảng 3-5cm. Trồng xong cần tưới ẩm thường xuyên, sau 7-10 ngày thì hom bắt đầu nẩy mầm, thường xuyên xới xáo để giữi đất tơi xốp, nếu được bón phân đầy đủ, sau khoảng 20-30 ngày, mầm đã cao 20-25 cm.

  1. Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi trồng nếu vào mùa khô thì đất cần phải được giữ đủ độ ẩm cần thiết để tránh hom giống bị khô, đất có thể được tưới đều bằng hệ thống tưới tự động hoặc tưới thủ công, lượng nước cần thiết cho 1000m2 trung bình khoảng 6m3, có thể kiểm tra lượng nước bằng cách kiểm tra độ ẩm của đất nếu nước ngấm sâu từ 5-7cm là tốt. Có thể duy trì lịch tưới từ 2-3 ngày/lần, tùy theo độ ẩm của đất có đảm bảo hay không.

Sau trồng từ 20-25 ngày, mầm đã cao 20-25cm cần xới đất, làm cỏ dại kết hợp trồng dặm và bón thúc lần 1 bằng phân đạm (23-46kg N/ ha), lần  làm cỏ và xới xáo 2 cách lần 1 khoảng từ 1 đến 1,5 tháng và nên kết hợp bón thúc lần hai vì đây là thời kỳ cây cỏ phát triển nhanh nhất, tùy tình trạng phát triển của cây có thể bón từ 23-46kg N/ha.

Sau khi trồng từ 75-90 ngày là có thể thu hoạch lứa đầu, khi mà cây đã có từ 2-5 đốt thân tính từ gốc, lứa đầu cây cần để già hơn so với các lứa cắt kế tiếp vì cây cần phát triển tốt bộ rễ và gốc. Các lứa cắt tiếp theo có khoảng cách từ 40-45 ngày (cây cao từ 150-200cm) là tốt, không nên để cây quá già sẽ ảnh hưởng tới các lứa kế tiếp và làm giảm giá trị dinh dưỡng của cỏ. Cỏ được cắt cách gốc từ 1-3 cm là tốt, sau mỗi lần cắt từ 5-7 ngày nên xới xáo, làm cỏ dại và bón thúc để tăng năng suất cho cây trồng.

    Đây là loại cỏ có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6-7 năm. Năng suất năm đầu loại cỏ này chỉ đạt khoảng 400 tấn/ha, từ năm thứ 2-6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất, có thể đạt 45 tấn đến 70 tấn/ha/lứa cắt.

Địa chỉ liên hệ

Thạc sĩ tư vấn Nguyễn Trọng Cường, ĐT:  0987385066 & 0916609139

                     http://hatgiongnhietdoi.com/