Hạt giống cây Keo Dậu (Leucaena leucocephala)

Giá 120,000 đ

Tên thường gọi: Keo Dậu, Bình Linh, Táo Nhơn, Keo Giun

Protein thô: 21-25%

Sử dụng: Có thể thu cắt hoặc sử dụng làm bải chăn thả gia súc. Đây là cây Giàu caroten, vitamin, khoáng chất... nên được làm thành bột sử dụng cho gia cầm, gia súc non. Đây là nguồn thức ăn rất tốt cho Dê, cừu, bò.

Gieo trồng: Gieo hạt và sử dụng 17-20kg/ha.

Thu hoạch: Lứa đầu 4-5 tháng, cắt cách mặt đất 70 cm. Các lứa tiếp theo 45 ngày//lứa.

Lưu ý: Không nên cho ăn quá 30% so với khẩu phần

Kỹ thuật trồng keo dậu

(Leuceana leucocephala)

 

1. Thời vụ trồng: Thời vụ gieo tốt nhất trong tháng 3 đầu tháng 4 khi nhiệt độ trung bình không khí trên 250C. Trồng cây con thời vụ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.

 

2.Chuẩn bị đất


    Trồng thuần trên diện tích lớn nên diệt cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm. Cày sâu 20-25cm, bừa kỹ 2-3 lần và san phẳng. Những nơi không cày bừa được thì cuốc hốc hoặc đào rãnh.
    Rạch hàng với lòng rãnh sâu ít nhất 20 cm. Tuỳ theo địa hình và mục đích trồng thiết kế rãnh/hàng cho phù hợp. Trồng thuần trên ruộng bằng phẳng nên rạch hàng sâu 15-17 cm. Khoảng cách hàng cách hàng 70-100cm, nên đào rãnh thì rãnh sâu 20-30cm, đất dốc nên đào rãnh dày nhằm trồng băng cây dày để chống xói mòn đất.

 

3. Số lượng phân bón


    Keo dậu là cây có bộ rễ rất khoẻ và ăn sâu nên khi bón phân yêu cầu bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và phân kali được bón lót vào rãnh, lấp kín đất dày 5-7 cm trước khi trồng. 

    Lượng phân bón như sau:

Loại phân/Phương thức trồng

Trung bình

Thâm canh

Phân hữu cơ hoai mục (tấn/ha/năm)

10-15

20

Phân lân supe (kg/ha/năm)

300

500

Phân Kaliclorua (kg/ha/năm)

150

250

Phân Đạm Ure (kg/ha/năm)

50

50

Vôi bột cho đất pH 5,0-5,5 (kg/ha/năm)

1000

1000

 

 

4. Kỹ thuật trồng cỏ  

Trồng trực tiếp bằng hạt: Yêu cầu lượng giống từ 15-20 kg/ha. Nếu hạt có tỷ lệ mọc mầm thấp thì sử lý hạt theo 1 trong 2 phương pháp sau:
Xử lý hạt bằng nước nóng: Làm ướt hạt bằng nước lã để cho ráo nước rồi cho vào nước sôi 90-100oC ( lượng nước gấp 2 lần hạt). Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70 – 75oC (nóng rát tay) trong 15 phút. Gạn hết nước, đổ thêm nước lã ngập hạt, ngâm tiếp 6-10 giờ, vớt ra để khô đem gieo.
 

    Hạt giống sau khi được xử lý gieo trực tiếp xuống rãnh đã được bón lót phân. Mật độ gieo 35-40cm một hốc, mỗi hốc gieo từ 2-3 hạt.

Trồng trong bầu: 

    Dùng đất bột mịn trộn đều với phân hữu cơ hoai mục đạt độ ẩm 80% nhồi đầy, chặt vào trong bầu nilon đã chuẩn bị sẵn, xếp bầu vào nơi thoáng, thuận tiện cho chăm sóc. Hạt giống sau khi được sử lý gieo mỗi bầu 2 hạt. 

     Khi cây đạt độ cao 15-20 cm đem trồng, mật độ trồng 15-20cm một hốc, mỗi hốc 1 bầu. Trước khi đặt cây xuống hốc phải cắt bỏ túi bầu

 

5. Chăm sóc thảm cỏ
    Sau khi gieo hạt 7-10 ngày kiểm tra độ nẩy mầm của hạt giống, sau 15 ngày cần làm cỏ đợt 1, 20-30 ngày sau đó làm cỏ 2 , bón thúc 20 kg đạm ure cho cây con.

Sau 2 tháng cây con mọc khoẻ, nếu còn cỏ dại nhiều cần xới cỏ tạo điều kiện cho keo dậu phát tán lấn át cỏ dại.

Chú ý
   
Keo dậu mọc khá chậm ở thời kỳ đầu, nên tốt nhất là gieo ở vườn ươm hoặc trong bầu, khi cây lên cao 25-30cm đánh ra trồng. Giai đoạn đầu rất cần chú ý làm cỏ và tháo kiệt nước để cây sinh trưởng nhanh lấn át được cỏ dại.

    Những năm tiếp theo vào tháng 1, xới sâu đất, diệt cỏ dại bón phân như năm đầu. Sau 3-4 năm cần đốn đau toàn bộ thân gốc để làm trẻ hoá thảm cây.

    Keo dậu trồng một lần nhưng thu hoạch, sử dụng được nhiều năm. Thường chu kỳ thu hoạch là 5-6 năm mới phải trồng lại. Do vậy, sau mỗi lần thu hoạch cần xới giữa các hàng cây cho đất tơi xốp và tưới nước cho thảm cây nhất là mùa khô.

 

6. Kỹ thuật thu hoạch và sử dụng

Kỹ thuật thu hoạch 

    Khi cây cao 1,6-2m thu hoạch lứa đầu (sau 3-4 tháng). Khi thu hoạch để chừa gốc 50-60cm.

    Các lứa tiếp sau 45-60 ngày (độ dài nhành tái sinh 60-70cm). Lứa cắt tái sinh cao hơn lứa cắt trước 5cm. Keo dậu năm đầu do thiết lập mới nên chỉ cho thu hoạch 2-3 lứa, các năm sau cho thu 4-5 lứa trong năm.
Sử dụng cho gia súc
    Thu hoạch hàng ngày làm thức ăn bổ sung đạm cao cho gia súc ăn tươi hoặc chế biến khô với tỷ lệ 25-35% trên khẩu phần thức ăn thô xanh.
    Bột lá Keo dậu khô có hàm lượng caroten khá cao nên bổ sung 3-5% vào cám hỗn hợp nuôi gà đẻ trứng và gà thịt sẽ tăng màu vàng của lòng đỏ trứng, màu vàng của da chân gà.

Địa chỉ liên hệ

 Thạc sĩ tư vấn Nguyễn Trọng Cường, ĐT:  0987385066 & 0916609139

   http://hatgiongnhietdoi.com/