Chè khổng lồ

Giá 15,000 đ

1. Tên khoa hoc: Trichantera Gigantea - chè khổng lồ

2. Nguồn gốc

 Chè khổng lồ là cây thức ăn  phổ biến cho dê, heo rừng ở Colombia. Cuối năm 1990, chè khổng lồ được nhập và thử  nghiệm ở  miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

3. Đặc điểm:

Chè  khổng  lồ có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn,  ngay cả những mẩu lá nhỏ. Tuy nhiên lá không có khả năng tạo thành cây chè khổng  lồ mới.

 Khả năng nhân giống vô tính của chè khổng lồ rất nhanh. Trong 6 tháng, từ một cây con có thể cho ta ít nhất 100 cây mới (không tính theo cấp số nhân).

Chè khổng lồ chỉ ra hoa ở miền Nam Việt Nam, nhưng không tạo thành quả và hạt. ở miền Bắc ch­ưa thấy chè khổng lồ ra hoa.

4. Tính năng sản xuất:

Chè khổng lồ là cây ­ưa ẩm, chịu được bóng râm vừa. Cây có tốc độ sinh trưởng đều trong năm. Tuy nhiên gặp s­ương muối cây bị táp lá và sinh trưởng kém.

Chè khổng lồ rất nhạy cảm với phân đạm. Khi thiếu đạm lá ngả màu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại.

Chè khổng lồ chịu được cắt liên tục nhiều lần trong năm. Khả năng hình thành nhánh non khá tốt. Tuy nhiên tốc độ tái sinh chậm, nên một năm cũng chỉ cắt 3-4 lần với năng suất chất xanh 70-80 tấn/năm. Chè khổng lồ t­ơi thu hoạch trong mùa m­ưa có hàm lượng nước trung bình 80-85%, hàm lượng xơ 25%; protein thô 14-16% (trong chất khô).

Mặc dù năng suất chè khổng lồ không cao, nhưng sự phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ cao vào lúc giáp hạt nên chè khổng lồ là cây thức ăn xanh trong vụ Đông-Xuân. Dê, lợn, thỏ... đều thích ăn chè khổng lồ.

Trâu, bò cần phải tập, lúc đầu chúng không thích ăn. (heo) Lợn rất thích ăn chè khổng lồ t­ươi. Có thể sử dụng chè khổng lồ như­ là thuốc chữa bệnh táo bón, tiêu chảy, ho...ở heo, bò, dê mà không gây độc hại.

5. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

Chè khổng lồ được nhiều nơi sử dụng nh­ư là cây thức ăn tốt cho lợn, dê, thỏ... trồng trên đất vườn quanh nhà. Cũng có thể trồng tập trung với mật độ 4 cây trên một 1m2 (50 x 50cm). Cây con được tạo ra từ đoạn ngọn, thân non hay thân già dài 20cm và ít nhất có 2 cặp lá thật hay 2 đốt để khi trồng 1 đốt sẽ được vùi xuống d­ới mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra rễ. Còn một đốt sẽ nằm trên mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra lá mới.

Đất ư­ơm cây giống cần ẩm, râm mát. Sau khi giâm cành hay ngọn 15-20 ngày, mầm non xuất hiện và khi mầm mới có 2 cặp lá thật có thể đem trồng trên ruộng.

Tuy nhiên có thể trồng sớm hay muộn tùy thuộc vào thời tiết lúc trồng. Tốt nhất ư­ơm cây con vào cuối tháng  giêng và trồng ra ruộng vào tháng 3. Cũng có thể ­ươm cây con vào tháng  8 và trồng vào cuối tháng  9, để có thể thu hoạch lứa đầu vào tháng 12 hay tháng 1, là lúc thường thiếu thức ăn xanh.

Bình thường sau 120 ngày có thể thu hoạch lứa đầu ở độ cao cách mặt đất 60cm và 90-100 ngày cho các lứa tái sinh. Khi cắt nên chừa lại 3-4cm trên đoạn tái sinh.

Sau mỗi lần cắt nên làm sạch cỏ và bón 80-100kg urê/ha và nên bón cho cây một lượng phân hữu cơ vào đầu mùa Xuân hàng năm.

Địa chỉ liên hệ

 Thạc sĩ tư vấn Nguyễn Trọng Cường, ĐT:  0987385066 & 0916609139

http://hatgiongnhietdoi.com/ky-thuat/

                 http://hatgiongnhietdoi.com/