Một số lưu ý khi ủ rơm ure và cho gia súc ăn

  1.  
  2. Chuẩn bị hố ủ (túi nilon):
  3. Có thể ủ trong hố ủ hoặc túi nilon tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình. Tuy nhiên để đảm bảo lâu dài nên xây hố ủ theo ước tính số lượng đàn gia súc
  4. Nguyên liệu:
  5. rơm 100 kg, urê 4 kg, vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 70 - 100 lít.
  6. Tiến hành:
  7. Ure và vôi được hòa tan vào nước và khuấy đều
  • Cho rơm vào hố ủ (bao nilon) theo từng lớp, mỗi lớp dầy khoảng 20 cm.
  • Tưới nước đã hòa ure và vôi vào rơm đồng thời kết hợp đảo đều giúp rơm thấm nước đồng đều từ các phía.
  • Dùng chân nén chặt rơm sau khi tưới và đảo.
  • Các lớp rơm tiếp theo cũng được tiến hành như trên đến khi hết rơm.
  • Dùng bạt nilon phủ kín hố ủ (nếu trong túi nilon thì buộc chặt miệng bao) và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nắng, mưa, ẩm ướt.
  • 4. Thời điểm sử dụng:
  • 2 tuần sau khi ủ có thể lấy ra cho gia súc ăn dần. Lấy rơm xong đậy lại theo nguyên trạng ban đầu. Có thể bảo quản trong vòng 6 tháng.
  1. Cách cho gia súc ăn:

    Rơm sau khi ủ có mùi đặc trưng của ammoniac nên ban đầu phải tập ăn cho gia súc, mỗi ngày ăn một ít. Lấy rơm ủ ra dải dưới bóng mát khoảng 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt rồi mới cho gia súc ăn hoặc trộn lẫn với thức ăn khác (trộn 1-2 kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò, khi bò đã quen ăn rơm ủ urê thì cho ăn bình thường).

  2. Số lượng ăn hàng ngày:
  • Bò nuôi tăng trọng cho ăn tự do,
  • Bò vắt sữa có thể thay thế cho ăn rơm ủ bằng 20% khối lượng thức ăn thô xanh.

                Lưu ý:

  • Nếu ủ rơm tươi cũng thực hiện theo phương pháp trên, tuy nhiên giảm số lượng ure (1.5-2kg/100kg rơm tươi). Khi ủ rơm tươi cần lưu ý do rơm còn tươi non có nhiều đường glucoza nên nếu độ ẩm thấp (rơm đã khô một phần mà không cho thêm nước) và nhiệt độ cao (cho rơm vào hố ủ lúc trưa nắng) thì độc tố 4-methyl-imidazol sẽ được hình thành do phản ứng giữa glucoza và NH3 phân giải từ urê, có thể gây độc cho bò.
  • Chỉ nên sử dụng urê bò sữa, bò thịt trong giai đoạn bò trưởng thành không nên sử dụng cho gia súc non, vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.